BỆNH CHÂN TAY MIỆNG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

17:34 - 03/09/2019 1435
Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái : Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2014 đến nay (14-5-2014), cả nước có khoảng 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62 địa phương.

Bệnh tay chân miệng ít biến chứng vào tim, phổi nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng không kém sởi.

Các bác sĩ đều lo ngại, bệnh tay chân miệng chưa có chưa có vắc xin phòng bệnh do đó, nếu không kiểm soát tốt, tay chân miệng sẽ phát tán thành dịch.

 I.      Một số hiểu biết cơ bản về bệnh tay chân miệng

1.     Nguyên nhân:

-         Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một số týp enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những týp hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.

-         Đầu tiên vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa.

2.     Người có nguy cơ mắc bệnh:

-         Chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng không gây biến chứng nguy hiểm.

-         Có thể mắc bệnh nhiều lần do có nhiều type vi rút gây bệnh khác nhau.

 3.     Đường lây truyền: Là bệnh truyền nhiễm.

-         Các vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách tiếp xúc trực tiếp với:

-         Dịch tiết người bệnh như nước bọt, dịch tiết của mũi, họng... ( như cúm)

-         Dịch của các bọng nước người bệnh khi vỡ dính vào các bề mặt tiếp xúc gây nhiễm vi rút, hoặc chất thải (phân).

Khả năng lây truyền cao nhất trong vòng 1 tuần đầu kể từ khi mắc bệnh, tuy nhiên người ta thấy virus vẫn được đào thải qua phân 4 tuần sau đó.

 4.     Triệu chứng:

-         Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi và sưng họng, đau miệng.

-         1-2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi và bên trong má.

-         Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân, gối, mông.

-         Bệnh có biểu hiện lâm sàng nhẹ, khỏi bệnh sau 7-10 ngày.

-         Hiếm khi xảy ra biến chứng, tuy nhiên cũng có trường hợp nặng gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

I.      Điều trị:

* Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có. 

-         Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 - 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5˚C trở lên.

-         Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.

-         Nghỉ ngơi.

-         Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo kê đơn của bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

-         Dùng kháng sinh theo bác sĩ kê đơn khi có bội nhiễm.

* Dinh dưỡng:

-         Uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường, oresol hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như cô ca hay nước cam)

-         Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét, như: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ, khoai tây nghiền, súp ...

-         Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

-         Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem

* Nên đưa trẻ đi khám cơ sở y tế khi:

-         Trẻ không thể hoặc không chịu uống bất kỳ đồ uống gì

-         Trẻ có các dấu hiệu mất nước, bao gồm không đi tiểu ít hơn bình thường.

-         Các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc nặng lên sau 7 ngày.

-         Trẻ có các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39˚C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật.

II.  Các biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh chân, tay, miệng:

-        Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.

-        Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

-        Thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà … bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

-        Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

-       Theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

-       Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. 

Hãy rửa tay đúng cách, thường xuyên để phòng tránh bệnh:


Tin liên quan